PHÒNG, CHỐNG BỆNH SỞI

20/05/2024

     Sởi là một bệnh lý truyền nhiễm cấp tính do các virus sởi gây nên, đặc biệt phổ biến hơn với trẻ nhỏ. Sởi có tốc độ lây lan khá nhanh và có thể bùng phát thành bệnh dịch. Đa số các trường hợp bị sởi đều có thể hồi phục sau một thời gian mắc bệnh. Tuy nhiên, với những bệnh nhi có hệ miễn dịch yếu kém thì bệnh có thể trở nặng và xuất hiện các biến chứng khác về sau.

    Các triệu chứng thường gặp của bệnh sởi là sốt, phát ban và kèm theo ít nhất một trong các dấu hiệu như ho, chảy mũi, đau mắt đỏ, nổi hạch, sưng đau khớp. Sau mắc sởi, do sức đề kháng của cơ thể suy giảm, người bệnh dễ bị biến chứng nếu không được điều trị kịp thời như mù lòa, tiêu chảy cấp, viêm phổi, viêm não, có thể dẫn đến tàn phế, tử vong ở trẻ nhỏ, trẻ suy dinh dưỡng. Ðối với phụ nữ mang thai, mắc sởi khi mang thai có thể gây ra sảy thai, đẻ non.

   Xuất phát từ những thách thức đó,Ngày 16 tháng 05 năm 2024, Bệnh viện Da liễuthành phốCần Thơ đã cóbuổi sinh tậphuấn “Phòng chống bệnh sởi ” nhằmgiúpnhânviên y tế cập nhật thêm thông tin, kiến thức trongphòng chống và điều trị bệnh Sởi, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tại bệnh viện.

    Bài báo cáo được trình bày bởi CKI. BS Phan Thị Ái Phương đã truyền đạt nhiều thông tin, kiến thức bổ ích về phòng, chống bệnh Sởi cho nhân viên y tế tại bệnh viện.

    Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh sởi, việc điều trị chủ yếu để phòng bội nhiễm và điều trị các biến chứng nặng do sởi gây ra. Bệnh nhân cần được cách ly, hạ sốt khi sốt cao, vệ sinh răng miệng, mắt, da đúng cách, xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, bổ sung vitamin A liều cao theo khuyến của Bộ Y tế, bồi phụ nước và điện giải qua đường uống, chỉ truyền dịch khi người bệnh nôn nhiều.

     Tiêm vacxin Sởi là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất. Thực hiện tiêm chủng 2 mũi vắc xin cho trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng theo qui định của chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia (Mũi 1 tiêm khi trẻ 9 tháng tuổi, mũi 2 tiêm khi trẻ 18 tháng tuổi). Khi phát hiện các dấu hiệu bệnh nặng như mệt, li bì, kém ăn, khó thở, tiêu chảy, ho nhiều, ban lặn nhưng vẫn sốt… thì cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời. Phụ nữ mang thai bị mắc sởi đến bệnh viện gần nhất để được tư vấn và có pháp đồ điều trị trong thời gian thai kỳ.

                                                                                                            - CKI. BS Phan Thị Ái Phương -