VAI TRÒ CỦA CÁC LOẠI VITAMIN ĐỐI VỚI LÀN DA

13/01/2023

1. Khái quát về Vitamin C:

Tên khoa học là acid ascorbic, là một vitamin có khả năng tan trong nước và có nhiều lợi ích với sức khỏe con người.Vitamin C được tìm thấy với hàm lượng cao trong lớp biểu bì (lớp ngoài của da) cũng như lớp bì (lớp bên trong của da).

Mỗi ngày, cơ thể một người đàn ông trưởng thành sẽ cần bổ sung 90 mg vitamin C, còn phụ nữ là 75 mg. Có thể bổ sung vitamin C thông qua chế độ ăn uống và thực phẩm. Một số thực phẩm có chứa nhiều vitamin C: Quả có múi (cam, chanh, bưởi), dâu tây, bông cải xanh, rau bina, ...

1.1. Tác dụng chống nắng:

Vitamin C có vai trò rất quan trọng cho da bởi các đặc tính chống oxy hóa và vai trò tổng hợp Collagen. vitaminC hạn chế được những thiệt hại gây ra do da tiếp xúc với tia UV. 

1.2. Tác dụng chống lão hóa da và chống nhăn:

Trong nghiên cứu nuôi cấy tế bào vitamin C đã được chứng minh làm ổn định mRNA collagen, do đó làm tăng sự tổng hợp protein collagen cho da đang bị hư hỏng, làm tăng tỉ lệ của các nguyên bào sợi, ngăn ngừa sự giảm sút các thành phần này theo tuổi tác.

Nghiên cứu ở người được đánh giá thông qua quan sát sự thay đổi về độ sâu và số lượng các nếp nhăn cho thấy vitamin C giúp cải thiện đặc tính của da và ngăn ngừa sự hình thành các nếp nhăn trên da, giảm thiệt hại sợi protein, giảm độ nhám của da và tăng cường sản xuất collagen.

Ngoài ra vitaminC còn có tác dụng làm nhanh lành vết thương trên da bằng cơ chế thúc đẩy sự phân chia tế bào sừng, kích thích sự hình thành của các hàng rào biểu bì và tái thiết lập lại các lớp sừng, do đó vitamin C rất cáo hữu ích trong cá bệnh da cũng như sau các thủ thuật có xâm lấn da như laser, đốt điện…

1.3. Thiếu vitamin C:

Khi nồng độ vitamin C trong huyết tương dưới micromolar, thiếu vitamin C sẽ giảm sự tổng hợp collagen, dẫn đến sự phá vỡ các mô liên kết và giảm độ bền mạch máu. Các triệu chứng sớm ở da bao gồm sự dày lên của lớp sừng và các mảng xuất huyết dưới da.

2. Khái quát về Vitamin E:

Vitamin E không phải là tên gọi của một chất hóa học cụ thể, mà là “cụm từ” dùng để chỉ một tính năng tự nhiên trong các loại dinh dưỡng, là tên gọi chung để chỉ một cấu trúc gồm hai lớp phân tử, là tocopherol và các tocotrienol.

Đa số các loại rau lá xanh như: rau cải xoăn, cải bẹ xanh, bắp cải, rau chân vịt, rau bina, …đều có chứa hàm lượng vitamin E tương đối cao.

2.1. Tác dụng chống oxy hóa:

Bảo vệ màng tế bào, các enzym hoạt động và DNA khỏi bị tổn hại bởi các gốc tự do là chức năng chính của vitamin E. Các chất béo trong màng tế bào da đặc biệt nhạy cảm với các yếu tố bên trong và bên ngoài như tiếp xúc với UV, Ozon và các hóa chất ô nhiễm từ môi trường sống, vitamin E ở da có tác dụng hạn chế những tác hại này. Vitamin E là chất chống oxy hóa tan trong lipid dễ dàng thâm nhập vào màng tế bào và tích tụ ở đó và phát huy tác dụng chống lại quá trình oxy hóa lipid. Thông thường khi một phân tử chất chống oxy hóa bị trung hòa bởi gốc tự do thì mất hoạt tính, nhưng vitamin E lại có một đặc tính vượt trội hơn khi phối hợp với hai chất chống oxy hóa khác là vitamin C và acid alpha lipoic cho phép vitamin C hồi phục hoạt tính và tiếp tục thực hiện chức năng bảo vệ da.

2.2. Tác dụng chống lão hóa tự nhiên:

Tiếp xúc với tia UV trong ánh nắng mặt trời làm tăng hình thành các gốc tự do, chính quá trình này đã làm phá vỡ collagen và sự toàn vẹn của cấu trúc da. Tuy nhiên các nhà khoa học đã chứng minh rằng vitamin E tự nhiên trong cơ thể có thể điều chỉnh các tín hiệu gen nhất định trong da giúp ngăn chặn những thiệt hại này. Vitamin E còn làm chậm quá trình sản xuất sắc tố melamin thông qua ức chế hoạt động của Enzym tyrosinase, nhờ vậy mà có tác dụng phòng chống các chứng tăng sắc tố da như đồi mồi, tàng nhang, sạm da. So với một số chất lám sáng da khác thì vitamin E thấm sâu hơn, cung cấp các thành phần hoạt động một cách có kiểm soát liên tục, an toàn và hiệu quả.

2.3. Tác dụng giữ cho da mềm mại và chống khô da:

Da có lớp dầu lipid không thấm nước giúp giữ ấm cho da và ngăn chặn sự bốc hơi nước qua da. Tuy nhiên quá trình lão hóa tự nhiên và ảnh hưởng từ sự ô nhiễm môi trường sống làm cho hàng rào bảo vệ này bị phá vỡ, da mất đi độ ẩm cần thiết và khô, vitamin E đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì chức năng hàng rào bảo vệ này, vitamin E làm tăng cường thâm nhập và tái hấp thu lipid. Vitamin E còn giúp điều hòa hoạt động của truyến dầu trên da, giúp da kiểm soát được lượng dầu thừa và không gây bít tắc lỗ chân lông. Có thể bôi vitamin E trực tiếp lên các vùng da bị khô, bong tróc. Ngoài ra vitamin E tác dụng rất tốt trong điều trị vết các rạn da nhờ vitamin E khi thẩm thấu vào lớp trung bì của da có tác dụng hàn gắn các vết rách, giãn các cầu nối collagen trong lớp này.

2.4. Thiếu vitamin E:

Đối với là da thì Vitamin E cũng được dùng làm thuốc chống ôxy hóa, ngăn cản sự tạo thành gốc tự do (được sử dụng kết hợp với vitamin C, A và selenium). Cho nên khi thiếu vitamin E thì da trở nên lão hóa, tạo nhiều nếp nhăn, da giảm độ căng mịn và khô, có thể xuất hiện nhiều tàn nhang, đốm sắc tố trên da, làn da kém tươi và kém rạng rỡ

3. Khái quát về vitamin D

Vitamin D thường được tạo ra khi da hấp thụ ánh sáng mặt trời. Vitamin D sau đó được gan và thận hấp thụ và vận chuyển khắp cơ thể để giúp tạo ra các tế bào khỏe mạnh. Lượng vitamin D được khuyến nghị hàng ngày là 600 IU/ngày. Hàm lượng này có thể tăng lên đối với phụ nữ có thai, người > 70 tuổi hoặc người thiếu vitamin D.Sử dụng thực phẩm giàu vitamin D tự nhiên, chẳng hạn như: Cá hồi, cá ngừ và cá tuyết, ngũ cốc, nước cam, yogurt..

3.1 Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong hình thành tông màu da.

3.2 Điều hòa sự tăng sinh và biệt hóa biểu bì. 

3.3  Vai trò trong chu kỳ nang lông.

3.4  Vai trò trong một số bệnh Da liễu: vảy nến, viêm da cơ địa, bạch biến, rụng tóc từng mảng, lupus ban đỏ hệ thống, ung thư da,…

4. Khái quát về vitamin K

Vitamin K là một vitamin tan trong chất béo. Đây là chất dinh dưỡng quan trọng và không thể thiếu của cơ thể bởi nó tham gia vào quá trình khoáng hóa xương và đông máu, duy trì chức năng não, chuyển hóa lành mạnh và bảo vệ chống lại ung thư cho cơ thể khỏe mạnh nhất.

Người trưởng thành cần 90-120 ug vitamin K mỗi ngày.Một số loại thực phẩm có giàu lượng vitamin K bao gồm: Cải xoăn, rau bina, rau diếp, cải bắp, đậu xanh...

Các chức năng cơ bản của vitamin K cũng giúp ích một số tình trạng da, như: vết rạn da, dãn mao mạch, sẹo, đốm nâu, quầng thâm mắt ...