BỆNH CHÀM MÔI CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

25/07/2022

1.Chàm môi là gì? 

Chàm môi (còn gọi là viêm da môi hay viêm môi có vảy tiết) là bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng môi bị khô và bong tróc vảy. Bệnh có liên quan mật thiết đến yếu tố di truyền, miễn dịch.

Chàm môi là bệnh hình thành do cơ địa của người bệnh, không liên quan đến các loại virus, vi khuẩn. Vì thế căn bệnh này không gây lây nhiễm từ người này sang người khác qua tiếp xúc. Do đó bệnh nhân có thể hoàn toàn yên tâm sinh hoạt bình thường mà không phải lo lắng bệnh sẽ lây sang những người xung quanh.

Mặc dù không có khả năng lây nhiễm những chàm môi có xu hướng tái đi phát lại nhiều lần. Kể cả khi tổn thương trên môi biến mất, môi cũng sẽ thâm sạm đi hoặc nhạy cảm hơn nhiều so với trạng thái ban đầu.

2.Nguyên nhân gây bệnh chàm môi

     Hiện tại, giới chuyên môn vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân gây bệnh chàm môi. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, bệnh liên quan mật thiết đến yếu tố di truyền. Người có tiền sử bản thân và gia đình mắc bệnh viêm da cơ địa có nguy cơ bị chàm môi cao hơn so với những đối tượng khác.

     Trong nhiều trường hợp, chàm môi có thể phát sinh sau khi tiếp xúc với các chất gây kích ứng hoặc dị ứng.

      Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ gây bệnh chàm môi gồm có:

-Tiền sử gia đình bị chàm, dị ứng, hen suyễn. 

-Căng thẳng

-Sử dụng sản phẩm liên quan đến miệng như son môi, kem đáng răng

-Nhạy cảm với thời tiết

-Thay đổi nồng độ hormone, đặc biệt là ở phụ nữ

-Cảm lạnh hoặc cảm cúm

-Công việc thường xuyên tiếp xúc với chất gây dị ứng, kích ứng da.

       Bên cạnh đó, nhiều yếu tố có thể làm kích hoạt bệnh chàm môi hoặc khiến cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, đó là:

 -Sản phẩm dùng cho môi: hóa chất trong son môi, son dưỡng môi.

 -Nước hoa, xà phòng, chất tẩy rửa gia dụng và vải.

           - Da khô, khí hậu lạnh có thể khiến tình trạng chàm môi trở nên nghiêm trọng hơn.

           - Thực phẩm dị ứng

           - Phấn hoa

           - Khói thuốc lá

           - Nhiễm trùng đường hô hấp

           - Mồ hôi

           - Thay đổi nồng độ hormone

           - Căng thẳng

4Triệu chứng:

-Sưng đỏ hoặc phát ban

          - Khô

          -Ngứa

          - Nổi vảy và bong tróc da môi

          -Đau rát.

          -Thay đổi sắc tố da quanh môi.

      Các triệu chứng này thường xuất hiện trên cả hai môi hoặc xung quanh miệng.

        Trong giai đoạn đầu phát bệnh, chàm môi có thể dễ bị nhầm lẫn với hiện tượng khô môi thông thường: môi khô nứt nẻ, đau xót, sậm màu. Tuy nhiên, càng về sau, mép môi sẽ xuất hiện vết lở, mụn nước mọc thành từng đám, môi có xu hướng càng khô, ngứa và đau đớn hơn nữa. Lúc này, việc cười nói tự nhiên bị ảnh hưởng, người bệnh gặp nhiều khó khăn trong ăn uống và giao tiếp hằng ngày.

4.Điều trị:

       Son dưỡng ẩm cho môi: Ngứa và khô là triệu chứng mà hầu hết người bị chàm môi đều gặp phải. Các sản phẩm dưỡng môi như kem dưỡng ẩm không kê đơn  có tác dụng khắc phục tình trạng môi khô và ngứa. Sản phẩm dùng cho môi không  nên chứa chất tạo hương hay các thành phần có hại cho da. Nên bôi khi môi hơi ẩm để các dưỡng chất dược hấp thu tốt hơn.

        Kem corticosteroid: Tình trạng viêm gây sưng, đau rát môi có thể được cải thiện bằng các thuốc có chứa corticosteroid như hydrocortisone 1%.

        Thuốc kháng histamine  được chỉ định cho trường hợp bị ngứa ngáy nghiêm       trọng. Thuốc nên được dùng ban đên để giảm ngứa và giảm căng thẳng cho cơ thể.

        Thuốc kháng sinh: Trong trường hợp bị nhiễm trùng, bạn sẽ được chỉ định một số thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.

Bênh Chàm Môi Là Gì? Dấu Hiệu Và Cách Chữa Trị [Hiệu Quả 2020]

 

 

                                                                                                                                              BSCKI. Trần Hồng Chi