CẬP NHẬT ĐIỀU TRỊ BỆNH BẠCH BIẾN

18/03/2021

     Bạch biến là một tổn thương mất tế bào sắc tố da dẫn đến vùng da bị giảm sắc tố với nhiều kích cỡ khác nhau. Nguyên nhân thường không rõ, nhưng các yếu tố di truyền và tự miễn là có thể liên quan. Chẩn đoán dựa vào khám tổn thương da. Các biện pháp điều trị thông thường bao gồm corticosteroid tại chỗ (thường kết hợp với calcipotriene), chất ức chế calcineurin (tacrolimus và pimecrolimus), và UVB (UV) B hoặc psoralen cộng với UVA. Bệnh lan tỏa có thể đáp ứng với điều trị UVB dải hẹp. Đối với sự mất sắc tố nặng, các vùng da bình thường còn lại có thể được làm mất sắc tố bằng cách lột (tẩy trắng) với monobenzyl ete hydroquinone. Cũng có thể xem xét phẫu thuật ghép da

     Bệnh bạch biến có thể khởi phát ở bất kỳ tuổi nào, nhưng thường gặp ở người trẻ, nam chiếm 32,5 % và nữ 67,5%. Một số trường hợp có tính chất gia đình. Trên thế giới có khoảng 1000000 người mắc bệnh bạch biến. Gần 90% bệnh nhân bạch biến xấu hổ, thiếu tự tin, 34% mắc trầm cảm, 60% cảm thấy lo lắng về bệnh, 56% bệnh nhân bị ảnh hưởng các mối quan hệ xung quanh. Đặc biệt là ở người trẻ

    Bệnh này không lây nhiễm nhưng thường ảnh hưởng đến tâm sinh lý và thẩm mỹ của người bệnh.

 I. NGUYÊN NHÂN

    Nguyên nhân là không rõ ràng, nhưng tế bào sắc tố bị thiếu trong các vùng bị tổn thương. Giả thuyết về cơ chế bệnh sinh gồm tự hủy hoại tế bào sắc tố, giảm sự sống của tế bào sắc tố và các khiếm khuyết nguyên phát tế bào sắc tố.

    Bạch biến có thể là di truyền (di truyền trội với sự xâm nhập không đầy đủ và biểu hiện đa dạng) hoặc mắc phải. Một số bệnh nhân có kháng thể kháng melanin. Có tới 30% bệnh nhân có các kháng thể tự miễn dịch khác (đối với tuyến giáp, các tế bào thượng thận và các tế bào thành) hoặc các bệnh lý nội tiết tự miễn (Bệnh Addison, đái tháo đường, thiếu máu ác tính, và rối loạn tuyến giáp). Tuy nhiên, mối quan hệ này không rõ ràng và có thể là ngẫu nhiên. Sự liên quan nhiều nhất là với cường giáp (Graves disease) và chứng suy giáp (Viêm tuyến giáp Hashimoto).

    Thỉnh thoảng, bạch biến xảy ra sau khi bị tổn thương trực tiếp tới da (ví dụ như phản ứng với cháy nắng). Bệnh bạch biến có thể khởi phát liên quan tới căng thẳng cảm xúc.

II.TRIỆU CHỨNG

Bệnh bạch biến được đặc trưng bởi những vùng mất sắc tố hoặc giảm sắc tố xen kẽ, thường ranh giới rõ rệt và thường có tính đối xứng. Sự mất sắc tố có thể khư trú, liên quan đến 1 hoặc 2 điểm hoặc toàn bộ phân đoạn cơ thể (vitiligo vùng); hiếm khi, nó có thể lan tỏa, liên quan đến hầu hết các bề mặt da (toàn thể vitiligo). Tuy nhiên, bạch biến thường bị ở mặt (đặc biệt là quanh các hốc tự nhiên), đầu ngón, mu tay, cổ tay, khuỷu tay, đầu gối, gân gót, mắt cá, nách, khu bẹn, vùng hậu môn sinh dục, rốn và núm vú. Bệnh ảnh hưởng rất nghiêm trọng về thẩm mỹ và tâm lý bệnh nhân, đặc biệt bệnh nhân da tối màu. Lông, tóc ở những vùng da nhạt màu thường có màu trắng.

 

III. ĐIỀU TRỊ

  * Các phương pháp điều trị hiện nay:

    - Tái tạo sắc tố: Liệu pháp ánh sáng, thuốc bôi tại chỗ (corticoid, thuốc ức chế miễn dịch), ngoại khoa.

    - Chiếu UVB dải hẹp (NB-UVB): Liệu pháp này có thể hồi phục sắc tố da  >75% ở trên 70% bệnh nhân và tỉ lệ tái phát thấp hơn các phương pháp điều trị khác.

    - Ngoại khoa: Thường là ghép da mảng nhỏ, ghép da thượng bì nuôi cấy, ghép da mỏng, ghép tế bào melanocyte nuôi cấy, ghép tế bào vỏ ngoài nang lông  không  nuôi cấy.

  - Liệu pháp làm mất sắc tố: ở những bệnh nhân có bạch biến rộng và khó điều trị, hoặc thất bại với các phương pháp khác đó là làm mất sắc tố các vùng còn lại thông qua 2 phương pháp là vật lý và hóa học.

    * Những can thiệp khác:

    - Bôi mỹ phẩm: dùng loại kem có cùng màu sắc với da của mỗi người khi trang điểm

   - Xăm thẩm mỹ thường ở môi và vú ở người da đen vị trí khác nên thận trọng.

   - Sử dụng kem chống nắng: nhiều nghiêm cứu chỉ ra rằng không có sự gia tăng nguy cơ ung thư ở bệnh nhân bạch biến so với người bình thường. Sử dụng kem chống nắng ở bệnh nhân bạch biến được khuyến cáo như người bình thường. Ở những bệnh nhân điều trị bằng liệu pháp ánh sáng cần tránh nắng tích cực. Hạn chế tiếp xúc tia UV từ môi trường và nên được kiểm tra da định kỳ.

   - Can thiệp tâm lý.

IV. ĐIỀU TRỊ BẠCH BIẾN TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU TP CẦN THƠ

   - Tại bệnh viện Da Liễu TP Cần Thơ hiện tại đã điều trị thành công nhiều trường hợp bệnh với đầy đủ các phương pháp và kỹ thuật hiện đại.

   - Trong nhiều năm qua, liệu pháp UVB dải hẹp đã được ứng dụng có hiệu quả, mang lại sự hài lòng cho rất nhiều bệnh nhân. Thường sẽ chiếu 2-3 lần/ tuần, số lần chiếu có khi đến vài chục lần tùy theo vùng da bị tổn thương và đáp ứng của người bệnh. Vùng da sau chiếu thường không thay đổi hoặc chỉ hơi đỏ nhẹ nên không cần thời gian nghỉ dưỡng, không ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc của bệnh nhân.

                                                                                                                          BS. Nguyễn Trần Ngân Hà