Vì sao mụn hay tái phát ?

09/08/2021

Mụn là nỗi ám ảnh kinh hoàng với nhiều người. Mụn được xem là một bệnh lý mạn tính ở da. Mụn rất hay tái phát và khiến cho người bị mụn trở nên tự ti và chán nản. Đồng thời việc điều trị mụn cũng gặp nhiều khó khăn. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân vì sao mụn hay tái phát ?

1. Các nguyên nhân dẫn đến tái bùng phát mụn:

 Hormone

    - Sự thay đổi của nội tiết tố là một trong những yếu tố dễ gây tái phát mụn.Thông thường ở tuổi thiếu niên dậy thì có rất nhiều biến đổi gây ra mụn trứng cá. Tuy nhiên sự thay đổi hormone không chỉ dừng lại sau tuổi vị thành niên, ở phụ nữ chu kỳ kinh nguyệt không đều, sử dụng thuốc ngừa thai không có kiểm soát, thậm chí mãn kinh, tất cả đều có thể làm hormone thay đổi. Nó có thể dẫn đến tái phát mụn ở những phụ nữ đang mang thai hoặc sau khi sinh…. Ở nam giới có thể bị tái phát mụn sau tuổi dậy thì do sự mất cân bằng hormone trong cơ thể.

Căng thẳng, stress, lo âu

    - Khi bị căng thẳng, stress, cơ thể giải phóng hormone cortisol, làm gia tăng testosterone từ đó tăng hoạt động của tuyến bã nhờn, dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn trong các lỗ chân lông và gây tái phát mụn.

Sử dụng sản phẩm không phù hợp

     - Các thành phần trong mỹ phẩm chăm sóc rất đa dạng. Điều quan trọng là phải biết được thành phần nào phù hợp với từng loại da và từng đối tượng khác nhau. Các sản phẩm làm trắng có thành phần gây hại như corticoid dễ làm da mỏng yếu đi, gây kích ứng làm tái bùng phát mụn dữ dội.

Chế độ sinh hoạt và ăn uống

     - Một số loai thực phẩm đã được nghiên cứu có thể gây viêm, dị ứng nổi mụn. Các thực phẩm có chứa lượng đường cao và carbohydrate có thể làm tăng mụn. Thực phẩm giàu đường và chất béo bão hòa như bánh mì, kẹo, thức ăn chiên, kem, nước ngọt là những loại có thể dẫn đến tái phát và làm trầm trọng hơn chứng mụn viêm.

     - Chế độ sinh hoạt kém lành mành như thức khuya, sử dụng nhiều bia rượu, hút thuốc lá. Thường không tẩy trang trước khi ngủ gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho da.

     - Sử dụng điện thoại tiếp xúc với da mặt trong thời gian dài làm lây lan vi khuẩn, thói quen sờ tay và nặn mụn không đúng cách.

Các yếu tố từ bên ngoài, môi trường

     - Thời tiết thay đổi, nóng lạnh thất thường. Thường xuyên làm việc tiếp xúc với môi trường khói bụi, ô nhiễm hoặc máy điều hòa gây khô da mất nước.

Không tuân thủ nguyên tắc điều trị của bác sĩ

     - Các trường hợp như: ngưng thuốc đột ngột ngay khi mụn vừa giảm; Ngưng thuốc khi chưa đủ thời gian điều trị có thể khiến mụn trở lại nặng nề hơn. Ngoài ra, một số bạn còn tự ý sử dụng các phương pháp lột tẩy, thuốc rượu, kem bôi,… không rõ nguồn gốc khiến da bị kích ứng và bị mụn nặng nề.

2. Tóm lại

     - Cần chủ động trong việc ngăn ngừa tái phát mụn. Thăm khám bác sĩ da liễu để hiểu rõ, xác định đúng tình trạng của da nhằm tìm ra được một chu trình, sản phẩm chăm sóc phù hợp. Duy trì thường xuyên các biện pháp phòng ngừa để giữ cho da khỏe mạnh.

BS. Thái Đào Tú Anh

 

Nguồn: www.rachaeldivers.com/my-experience-with-erythromycin-for-acne

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Adebamowo CA, Spiegelman D, Berkey CS, et al. Milk consumption and acne in teenaged boys. J Am Acad Dermatol 2008; 58:787.
  2. Cappel M, Mauger D, Thiboutot D. Correlation between serum levels of insulin-like growth factor 1, dehydroepiandrosterone sulfate, and dihydrotestosterone and acne lesion counts in adult women. Arch Dermatol 2005; 141:333.
  3. Ulvestad M, Bjertness E, Dalgard F, Halvorsen JA. Acne and dairy products in adolescence: results from a Norwegian longitudinal study. J Eur Acad Dermatol Venereol 2017; 31:530.
  4. Wolkenstein P, Machovcová A, Szepietowski JC, et al. Acne prevalence and associations with lifestyle: a cross-sectional online survey of adolescents/young adults in 7 European countries. J Eur Acad Dermatol Venereol 2018; 32:298.
  5. Zaenglein AL, Pathy AL, Schlosser BJ, et al. Guidelines of care for the management of acne vulgaris. J Am Acad Dermatol 2016; 74:945.
  6. www.nhs.uk/conditions/acne/causes/