HỎI ĐÁP VỀ “SÙI MÀO GÀ”

09/08/2021

Bệnh nhân hỏi? Bác SĨ Da Liễu trả lời.

1. Sùi mào gà là gì?

TL: Là do Human Papilloma Virus (HPV), lây truyền qua đường quan hệ tình dục đường sinh dục- sinh dục, miệng- sinh dục, sinh dục - hậu môn, lây truyền khi trẻ đẻ qua đường sinh dục của bà mẹ gây u nhú ở thanh quản.

2. Nhiều người rất lo ngại đến khả năng sùi mào gà biến chứng gây ung thư. Khả năng này có cao không?

TL: Có hơn 40 type HPV gây bệnh ở sinh dục, trong đó type 6 và 11 chiếm tỉ lệ cao 90%. Các type 16,18,31,33,35, là những type nguy cơ cao gây loạn sản tết bào và ung thư. Riêng u nhú gây ra sùi mào gà thuộc nhóm không phải điển hình gây ung thư. Những người bị sùi mào gà nên biết tin này để đừng quá lo sợ! Cơ thể con người cũng có những ái lực nhất định với những type HPV. Nên nó có thể thuận lợi hơn trong việc gây ra nguy cơ ung thư so với những type khác và so với những người không bị. Nhưng không thể nói riêng sùi mào gà gây ra ung thư được!

3. Trong gia đình có người mắc sùi mào gà. Thì làm thế nào không lây nhiễm sang cho các thành viên khác?

TL:Trước tiên là phải rửa tay thường xuyên. Thứ hai là phải để virus không dễ dàng phát tán. Những đầu sùi thường chứa cực kỳ nhiều virus, khả năng lây nhiễm từ đó rất nhiều. Nếu không huỷ đi, nó sẽ phát triển mạnh mẽ, gây hôi và chạm vào dễ chảy máu. Vì thế, Bác Sĩ thường chỉ định huỷ nó đi để ngăn ngừa sự phát triển của sùi mào gà và tránh lây lan từ điểm này sang điểm khác. Thứ ba, nếu có đụng chạm vào điểm bị sùi của bệnh nhân thì phải đeo găng tay.

4. Có giải pháp nào để phòng tránh căn bệnh sùi mào gà không?

TL: Có thể phòng tránh lây nhiễm sùi mào gà bằng cách tiêm vaccin. 2006 FDA chấp thuận sử dụng vaccin HPV điều trị dự phòng cho trẻ từ 9-26 tuổi các bệnh gồm : ung thư cổ tử cung, âm hộ, ung thư âm đạo, sùi mào gà…Ngoài ra còn chỉ định ngừa các tổn thương tiền ung thư hoặc loạn sản do HPV type 6,11,16,18. 2018 FDA chấp thuận mở rộng sử dụng vaccin bao gồm cả người từ 27-45 tuổi Vaccin không được cấp phép và khuyến cáo sử dụng ở phụ nữ có thai. 4. Nếu đã mắc sùi mào gà thì có tiêm được vắc xin này không? Virus HPV là virus tại chỗ, không thể phát hiện bệnh bằng biện pháp lấy máu để tìm virus mà phải tìm virus trên những tổn thương. Khi tiêm vắc xin, tức là tạo ra kháng thể toàn thân. Về lý thuyết, điều này hoàn toàn đúng. Nhưng khi kiểm chứng thì chưa phải hoàn hảo và chưa đủ giúp thầy thuốc chắc chắn 100% để có thể đưa loại vắc xin đó vào như là 1 giải pháp điều trị. Nhưng đây là một giải pháp có thể cân nhắc và nghĩ đến.

5. Điều trị Sùi Mào Gà thế nào?

TL: Giải pháp tốt cho điều trị hiện nay là đốt các sang thương bằng laser CO2 hay đốt điện, tác động trực tiếp vào sang thương trên bề mặt da, niêm mạc. Tuy nhiên, do bản chất bệnh gây ra bởi virus, đồng thời các phương pháp đốt này chỉ loại bỏ được các nốt sùi chứ không tiêu diệt được virus nên sau đó các sang thương cũng dễ phát triển trở lại. Theo đó, người bệnh vẫn phải tiếp tục theo dõi và điều trị cho đến khi hoàn toàn không thấy sang thương mới, tối thiểu trong thời gian ủ bệnh là lên đến 8 tháng. Sau 8 tháng mới có thể đánh giá được có chữa dứt điểm bệnh hay chưa.

Ngoài các phương pháp trên, các sang thương do mào gà cũng có thể giải quyết được với chấm dung dịch trichloactic acid, dung dịch podophyllotoxine 20 - 25%

6. Điều trị Sùi Mào Gà ở đâu?

TL : Không nên trông chờsùi màu gà có thể tự khỏi mà nên đi thăm khám chuyên khoa da liễu càng sớm càng tốt ngay khi có các dấu hiệu nghi ngờ. Bác sĩ sẽ xác định bệnh, loại trừ các sang thương da thường gặp khác và lập kế hoạch điều trị trước khi tổn thương lan rộng.

Từ đó, nếu tích cực tuân thủ phác đồ, theo dõi và vận động bạn tình cùng tham gia điều trị, người bệnh sùi mào gà có thể hy vọng ngăn ngừa bệnh diễn tiến đến các biến chứng nguy hiểm cũng như tránh lây lan cho người khác.

Cuối cùng, khi bạn có bất kỳ vấn đề về sức khoẻ hoặc nghi ngờ mình mắc Sùi Mào Gà nên đến Bệnh Viện Da Liễu hoặc cơ sở khám chữa bệnh uy tín để được Bác Sĩ thăm khám và điều trị phù hợp, hiệu quả.

Một số câu trả lời gởi đến các bạn !

 

BS. Dương Phương Linh